Kỹ nghệ giấu sếp “Làm nhiều việc cùng lúc” với sự trợ giúp của ChatGPT và AI, có thể kiếm đến 48 tỷ đồng/năm, sẵn sàng bỏ việc nếu bị bắt nạt

Thứ Năm, 11/01/2024 17:03

 

Kỹ nghệ giấu sếp “Làm nhiều việc cùng lúc” với sự trợ giúp của ChatGPT và AI, có thể kiếm đến 48 tỷ đồng/năm, sẵn sàng bỏ việc nếu bị bắt nạt- Ảnh 1.

 

Tờ Business Insider (BI) cho hay anh Bryan Roque (họ tên đã bị thay đổi) sau khi mất việc kỹ sư phần mềm ở Amazon trong mùa dịch thì đã kiếm được ví trí mới tại IBM.

Công việc mới này làm từ xa nên anh Roque dễ dàng kiểm soát được thời gian của mình và hệ quả là anh tiếp tục làm cho cả Meta (Facebook).

“Khoảng thời gian làm việc từ xa khiến tôi bất an, có cảm giác như không kiểm soát được sự nghiệp của mình. Nỗi lo từ thời mất việc Amazon khiến tôi ghét ý nghĩ mình bị phụ thuộc vào một công ty duy nhất”, anh Roque cho biết.

Sau khi làm cho IBM, anh Roque nhận được lời mời từ Meta và cũng là một công việc làm từ xa.

 

Kỹ nghệ giấu sếp “Làm nhiều việc cùng lúc” với sự trợ giúp của ChatGPT và AI, có thể kiếm đến 48 tỷ đồng/năm, sẵn sàng bỏ việc nếu bị bắt nạt- Ảnh 2.

 

Bởi vậy Roque đã quyết định làm một lúc 2 công việc, gia tăng gấp đôi thu nhập để đảm bảo sự nghiệp của mình bền vững, tránh bài học bị Amazon sa thải trong đại dịch.

Điều bất ngờ hơn là khi làm điều này, Roque phát hiện ra mình chẳng cô đơn khi có cả một cộng đồng những lao động làm nhiều việc một lúc nhờ chính sách lao động từ xa và sự phát triển của trí thông minh nhân tạo (AI).

Các nhóm cộng đồng này thậm chí chia sẻ với nhau các mẹo làm nhiều việc một lúc sao cho hiệu quả nhất mà không bị quá tải, hoặc các “bí kíp” sao cho không bị sếp phát hiện.

Theo BI, hiện có khoảng 300.000 thành viên trên các cộng đồng của Dicord và Reddit ăn mừng với nhau, chia sẻ những bí quyết để tránh bị sếp phát hiện khi làm nhiều việc cùng lúc.

Thậm chí có người làm ngành maketing còn khoe với tờ Vice rằng 80% công việc của mình được làm qua ChatGPT, nhờ đó thừa thời gian làm việc thứ 2.

Với Roque, sau khi biết được mình không phải là người duy nhất làm nhiều việc cùng lúc, anh đã mạnh dạn đàm phán nhận tiếp việc từ Tinder cũng như đòi tăng lương từ Meta và đều thành công.

Giờ đây, chàng kỹ sư phần mềm từng thất nghiệp thì nay đã có 3 việc cùng lúc với mức lương hơn 820.000 USD/năm, tương đương 19,8 tỷ đồng.

Tất nhiên, tờ BI cho hay hành vi giấu sếp để làm nhiều việc cùng lúc, nhận lương toàn thời gian (Full time) của vài công ty có thể bị kiện ra tòa nếu bị phát hiện.

Thế nhưng mức thu nhập cao cùng với cảm giác tự chủ được sự nghiệp mà không bị phụ thuộc vào một công việc duy nhất lại đang khiến xu thế này bành trướng.

Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ có 3,9%, qua đó cho thấy nhu cầu tuyển dụng tại thị trường này còn rất cao và có vô số có hội cho những người muốn làm nhiều việc cùng lúc.

Báo cáo của McKinsey cho thấy khoảng 5% lao động hiện nay làm 2 công việc cùng lúc trở lên.

Trong khi đó báo cáo của chính phủ Mỹ cho con số thấp hơn, vào khoảng 412.000 lao động có 2 công việc toàn thời gian cùng lúc trở lên, cao hơn so với 105.000 người của năm 2019.

 

Kỹ nghệ giấu sếp “Làm nhiều việc cùng lúc” với sự trợ giúp của ChatGPT và AI, có thể kiếm đến 48 tỷ đồng/năm, sẵn sàng bỏ việc nếu bị bắt nạt- Ảnh 3.

 

Nghỉ hưu sớm

Theo BI, việc giấu sếp làm nhiều việc cùng lúc thường bị che giấu nên khó xác định chính xác những lao động này thường kiếm được bao nhiêu mỗi năm.

Điều tra của BI cho thấy có những người kiếm được 2 triệu USD/năm (48,9 tỷ đồng) cho 9 công việc làm cùng lúc, có người khác thì 1 triệu USD/năm.

Một số người đồng ý tiết lộ như nhà sáng lập Isaac của nhóm “Overemployed” cho biết anh kiếm được 600.000 USD/năm từ 2 việc cùng lúc.

Tờ BI những lao động này rất yêu thích trào lưu nghỉ hưu sớm (FIRE) khi có thu nhập cao với cùng một quỹ thời gian.

Anh George, một thanh niên ngoài 20 tuổi làm 4 công việc cùng lúc nói với BI rằng anh có ý định nghỉ hưu ở tuổi 35.

“Làm nhiều công việc cùng lúc sẽ đảm bảo được kế hoạch tài chính của bạn. Còn nếu bạn chỉ hưởng thụ cuộc sống dễ dàng thì bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được ước mơ của mình”, anh Geroge cho hay.

Một yếu tố nữa kích thích xu thế giấu sếp làm nhiều việc cùng lúc là nhân viên không sợ bị mất việc như thời đại dịch.

“Tôi không phải lo lắng về việc phụ thuộc vào một công ty nữa, Tôi có thể kiểm soát được nguồn thu nhập của mình:, anh Roque thú nhận.

 
 

Hiện Roque đang có ý định từ bỏ cả 3 công việc tại IBM-Meta-Tinder để chuyển sang một công việc mới phù hợp hơn.

Một trường hợp khác là cô Allison làm 2 việc cùng lúc. Khi sếp của công việc đầu đẩy nhiều việc hơn cho Allison, ép cô quản lý hẳn một nhóm nhân viên thì người phụ nữ này đã đòi tăng 10.000 USD thu nhập thay vì chịu đựng.

Việc có công việc thứ 2 khiến Allison sẵn sàng từ bỏ công việc đầu và đứng lên đòi quyền lợi thay vì chịu đựng do lo sợ mất việc. Cuối cùng khi Allison bỏ việc, công ty đã đề nghị cô quay lại với mức lương cao hơn nhưng Allison từ chối.

 

Kỹ nghệ giấu sếp “Làm nhiều việc cùng lúc” với sự trợ giúp của ChatGPT và AI, có thể kiếm đến 48 tỷ đồng/năm, sẵn sàng bỏ việc nếu bị bắt nạt- Ảnh 4.

 

Kỹ nghệ giấu sếp

Theo BI, nguyên tắc đầu tiên của những người giấu làm nhiều việc cùng lúc là không được tiết lộ hay thừa nhận kể cả khi bị phát hiện.

Nếu bị đồng nghiệp gửi cho các hồ sơ nghi vấn, họ sẽ giả vờ ngạc nhiên và chối rằng quá bận rộng cho một công việc để làm thứ khác.

Thế nhưng, sự thật là những đối tượng này sẽ phân chia ưu tiên công việc theo thu nhập và sở thích của bản thân cho số giờ làm mỗi tuần. Bởi làm việc từ xa nên doanh nghiệp không thể kiểm soát được những nhân viên này đang làm gì hoặc cho ai.

Hầu hết các diễn đàn mà BI theo dõi đều có các thuật ngữ tiếng lóng để che giấu hành vi này.

Ví dụ “Tôi có nên sử dụng máy chủ Minecraft thứ 3 không?” được ngầm hiểu là có nên nhận thêm một công việc nữa bên cạnh các công việc chính hay không.

Những lao động này thừa hiểu đồng nghiệp hay chính sếp của mình có thể nhìn thấy hoặc phát hiện các diễn đàn nên việc dùng tiếng lóng là điều bắt buộc.

Thậm chí những nhân viên này không tiết lộ việc mình đang làm với người thân ngoại trừ nhân viên kế toán cá nhân.

Tờ BI cho hay phần lớn những người làm nhiều việc một lúc thường cảm giác tự tin khi làm chủ được nguồn thu nhập và công việc của mình.

Thêm nữa những đối tượng này rất giỏi về chuyên môn và thường khá tự hào về hành vi này hơn là sợ hãi.

Anh George, một kỹ sư phần mềm đảm nhận 4 công việc một lúc, nói với BI rằng phần lớn những người bị phát hiện là do lười biếng. Họ không biết cách xếp lịch hoặc tính toán những chi tiết nhỏ, như dùng phần mềm di chuột tự động để tạo cảm giác bạn luôn trực tuyến, hoặc các ứng dụng điều khiển nhiều màn hình chỉ bằng một bàn phím.

“Tôi chưa bao giờ bị phát hiện là bởi tôi thực sự làm các công việc đó”, anh George cho hay.

 

Kỹ nghệ giấu sếp “Làm nhiều việc cùng lúc” với sự trợ giúp của ChatGPT và AI, có thể kiếm đến 48 tỷ đồng/năm, sẵn sàng bỏ việc nếu bị bắt nạt- Ảnh 5.

 

Đồng quan điểm, cô Allison, một phụ nữ có 16 năm kinh nghiệm trong nghề và đang làm 2 việc cùng lúc cho biết bản thân rất giỏi chuyên môn nên có thể làm nhiều nhiệm vụ cùng lúc trong khung thời gian có hạn.

“Hãy kiếm công việc thứ 2 dễ dàng thôi, nếu bạn muốn đảm bảo công việc được trôi chảy trong thời gian có hạn”, cô Allison nói với BI.

Trong khi đó, luật sư Matthew Berman cho biết hầu như các công ty sẽ không kiện nhân viên chỉ vì họ giấu sếp làm nhiều việc cùng lúc. Hình phạt nặng nhất có lẽ là sa thải.

Dẫu vậy, sự căng thẳng của việc làm thêm việc, giấu sếp và đảm bảo các dự án chạy đúng kế hoạch không hề dễ dàng với những người muốn ăn nhiều lương cùng lúc.

Kỹ sư phần mềm George đảm nhận 4 công việc cùng lúc cho biết anh thường mất ngủ vào ban đêm vì lo sợ bị phát hiện.

Bên cạnh đó, một thách thức hiện nay là ngày càng nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên đến văn phòng thay vì làm việc từ xa.

Ví dụ như anh Roque làm việc cho IBM-Meta-Tinder. Khi ông chủ Mark Zuckerberg ra quy định yêu cầu những nhân viên như Roque phải đến văn phòng vài lần mỗi tuần, vị kỹ sư này đã khá lo lắng về khả năng bị lộ tẩy.

Có lần anh Roque lỡ tay dùng máy tính làm việc cho Tinder của mình kết nối mạng Wifi của Meta thay vì mạng 4G của bản thân và ngay lập tức phía Tinder phát hiện. Khi được hỏi tại sao, anh Roque đã phải bịa ra câu chuyện đang làm việc ở văn phòng của người bạn.

“Thật là may, suýt chút nữa tôi đã bị lộ”, anh Roque cười nói.

*Nguồn: BI, Vice, Washington Post