Tổng hợp về Core i thế hệ 8 (Coffee Lake) - Intel phản đòn AMD với i7, i5 6 nhân, i3 4 nhân
Thứ Năm, 10/08/2017 15:47
Vào thời điểm này năm ngoái, chúng ta vẫn đang đợi Kaby Lake và cái tên này vẫn chưa hết nóng thì đến hôm nay, Intelđã gọi tên Coffee Lake - thế hệ Core i thứ 8. Những phiên bản vi xử lý dành cho máy tính phổ thông sẽ được công bố chính thức vào ngày 21 tháng 8 tới đây, lễ công bố sẽ được phát trực tiếp trên Facebook và Tinh Tế cũng sẽ chuẩn bị tường thuật cho anh em. Còn dưới đây sẽ là những thông tin tổng hợp đáng chú ý dựa trên những rò rỉ xoay quanh Coffee Lake:
Về xung nhịp thì Core i7-8700K mặc dù có xung nhịp cơ bản thấp hơn so với Core i7-7700K (3,7 GHz so với 4,2 GHz) nhưng xung nhịp Turbo Boost tối đa (tính theo đơn nhân) cao hơn 200 MHz, hiệu năng xử lý đặc biệt là đối với các tác vụ cần xung nhịp cao như game sẽ được tăng cường. Core i7-8700K hỗ trợ OC và mức TDP tăng thêm 4 W thành 95 W, trong khi Core i7-7700K là 91 W. Ngoài xung nhịp thì Core i7-8700K có dung lượng bộ đệm L3 đến 12 MB trong khi các phiên bản Core i7 phân khúc phổ thông xưa giờ chỉ tối đa 8 MB.
Về việc hỗ trợ RAM thì vi điều khiển bộ nhớ tích hợp trên Core i7-8700K lẫn 8700 chạy mặc định DDR4-2666 MHz và hỗ trợ OC DDR lên 4400 MHz+. Như vậy chúng ta sẽ có thể khai thác các loại RAM xung cao và hỗ trợ OC tốt hơn với thế hệ vi xử lý này.
Vi xử lý đồ họa tích hợp trên Core i7 thế hệ 8 vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết thuộc thế hệ GT2, mang mã Intel HD Graphics 730 và sẽ có 24 đơn vị thực thi.
Xung nhịp của Core i5-8600K cũng có sự chênh lệch, xung cơ bản thấp hơn 200 MHz và Turbo Boost tối đa cao hơn 100 MHz so với Core i5-7600K. Mức chênh lệch này không nhiều nhưng nếu nhìn vào Core i5-8400 thì anh em sẽ thấy mức chênh đáng kể hơn với Turbo Boost tối đa đến 4 GHz, trong khi phiên bản Core i5-7400 tối đa chỉ 3,5 GHz, chênh lệch đến 500 MHz nhưng TDP vẫn là 65 W.
Cả 3 phiên bản được Intel tiết lộ đều là vi xử lý 4 nhân và đặc biệt lại hỗ trợ đa luồng như anh lớn Core i7 và xung nhịp lên đến 4 GHz dù không hỗ trợ Turbo Boost như truyền thống xưa nay. Core i3-8350K thay cho Core i3-7350K, hiện là phiên bản cao cấp nhất ở dòng Core i3 với 4 nhân 8 luồng, xung nhịp ở 4 GHz và có đến 8 MB, gấp đôi. Nếu không tính đến Turbo Boost thì thông số của Core i3 thế hệ 8 này không khác gì các phiên bản Core i7 dòng K. Dĩ nhiên với những con số mát ruột như vậy thì Core i3-8350K có TDP cao hơn hẳn, 95 W trong khi phiên bản tiền nhiệm chỉ 60 W. Core i3-8300 có thông số tương tự Core i3-8350K, không hỗ trợ OC và TDP thấp hơn với 65 W.
Phiên bản phổ thấp nhất là Core i3-8100 và so với Core i3-7100 vốn được nhiều anh em ưa chuộng thì thông số của nó đủ khiến anh em chờ đợi với 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3,6 GHz và 6 MB bộ đệm, TDP 65 W.
Những thông số trên mình tổng hợp dựa trên những thông tin rò rỉ từ các nguồn đáng tin cậy, chưa phải là thông số chính thức từ Intel.
Nhưng cũng trong Q4 này thì Intel sẽ ra mắt họ Gemini Lake, tức các vi xử lý SoC thuộc các dòng Celeron, Pentium tiêu thụ điện năng thấp dành cho máy tính, tablet giá rẻ. Dòng chip này sẽ thay thế cho Apollo Lake vốn đã xuất hiện trong năm nay nhưng không mấy phổ biến.
Các phiên bản SoC dành cho laptop thuộc Gemini Lake sẽ có TDP 6 W trong khi phiên bản dành cho desktop là 10 W, không thay đổi nhiều so với Apollo Lake. Ngoài ra, họ Gemini Lake sẽ có các phiên bản 2 nhân, 4 nhân, bộ đệm tăng gấp đôi thành 4 MB và tích hợp vi xử lý đồ họa Intel HD Graphics Gen9 với 18 EU hỗ trợ trình xuất HDMI 2.0 và DisplayPort 1.2. Ngoài ra các SoC này cũng tích hợp luôn cả mô-đem Wi-Fi và Bluetooth. Các SoC được sản xuất trên tiến trình 14 nm, kiến trúc Goldmont Plus 64-bit (cải tiến đôi chút so với Goldmont 64-bit của Apollo Lake).
Đây là cấu hình của các phiên bản Core i thế hệ 8 đầu tiên dành cho desktop, chúng bao gồm Core i7-8700/8700K, Core i5-8400/8600K và Core i3-8100/8300/8350K. Tất cả vẫn được sản xuất trên tiến trình 14 nm nhưng Coffee Lake sẽ khiến cho Kaby Lake phải "khóc thét" bởi những thay đổi quá lớn. Điển hình như việc dòng Core i3 thế hệ Coffee Lake đã có các phiên bản 4 nhân 8 luồng và xung nhịp cao (dù vẫn không hỗ trợ Turbo Boost), Core i5 và Core i7 giờ đây đều có các phiên bản 6 nhân, 4 nhân đã là xưa cũ. Chưa kể đến là bộ đệm L3 đều tăng theo số nhân, ít nhất là 6 MB trên Core i3 và tối đa 12 MB trên Core i7. Trong khi đó mức TDP cao hơn với 95 W cho các phiên bản hỗ trợ OC (dòng K) và 65 W tiêu chuẩn cho các phiên bản còn lại.
Như vậy Core i7-8700K sẽ là flagship lần này, thay thế cho Core i7-7700K và được nâng cấp rất đáng kể với 6 nhân, 12 luồng và xung nhịp Turbo Boost 4,3 GHz trên tất cả các nhân. Con CPU này vẫn tương thích với socket LGA 1151 và khả năng là các nhà sản xuất bo mạch chủ sẽ mở rộng hỗ trợ Core I đời 8 trên các dòng bo 200 series (Z270, H270 …) và thậm chí là 100 series (Z170, H170 …) - đã có thông tin cho biết Core i thế hệ 8 cần bo mạch chủ mới, vẫn LGA 1151 nhưng có thể bố trí chân khác. Core i7-8700K cũng là con chip 6 nhân đầu tiên hướng đến phân khúc phổ thông.Về xung nhịp thì Core i7-8700K mặc dù có xung nhịp cơ bản thấp hơn so với Core i7-7700K (3,7 GHz so với 4,2 GHz) nhưng xung nhịp Turbo Boost tối đa (tính theo đơn nhân) cao hơn 200 MHz, hiệu năng xử lý đặc biệt là đối với các tác vụ cần xung nhịp cao như game sẽ được tăng cường. Core i7-8700K hỗ trợ OC và mức TDP tăng thêm 4 W thành 95 W, trong khi Core i7-7700K là 91 W. Ngoài xung nhịp thì Core i7-8700K có dung lượng bộ đệm L3 đến 12 MB trong khi các phiên bản Core i7 phân khúc phổ thông xưa giờ chỉ tối đa 8 MB.
Về việc hỗ trợ RAM thì vi điều khiển bộ nhớ tích hợp trên Core i7-8700K lẫn 8700 chạy mặc định DDR4-2666 MHz và hỗ trợ OC DDR lên 4400 MHz+. Như vậy chúng ta sẽ có thể khai thác các loại RAM xung cao và hỗ trợ OC tốt hơn với thế hệ vi xử lý này.
Vi xử lý đồ họa tích hợp trên Core i7 thế hệ 8 vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết thuộc thế hệ GT2, mang mã Intel HD Graphics 730 và sẽ có 24 đơn vị thực thi.
Thú vị nhất là ở phân khúc Core i5, dòng Core i5 giờ đây cũng rất "mô-đen" với 6 nhân (Ryzen 5 có đối thủ rồi ) nhưng tiếc là Intel vẫn duy trì truyền thống cũ với Core i5 tức bao nhiêu nhân bấy nhiêu luồng (6 nhân 6 luồng thay vì 6 nhân 12 luồng). Core i5-8600K tượng tự sẽ thay thế Core i5-7600K, phiên bản này cũng hỗ trợ OC và bộ đệm L3 tăng thành 9 MB từ 6 MB của phiên bản trước và TDP tăng thêm 4 W.Xung nhịp của Core i5-8600K cũng có sự chênh lệch, xung cơ bản thấp hơn 200 MHz và Turbo Boost tối đa cao hơn 100 MHz so với Core i5-7600K. Mức chênh lệch này không nhiều nhưng nếu nhìn vào Core i5-8400 thì anh em sẽ thấy mức chênh đáng kể hơn với Turbo Boost tối đa đến 4 GHz, trong khi phiên bản Core i5-7400 tối đa chỉ 3,5 GHz, chênh lệch đến 500 MHz nhưng TDP vẫn là 65 W.
Với những anh em có hầu bao không quá nhiều thì Core i3 vẫn là sự lựa chọn tốt nhất khi ráp máy và lần này với thế hệ Coffee Lake thì việc lựa chọn Core i3 sẽ còn giá trị hơn ở tầm giá gần $200.Cả 3 phiên bản được Intel tiết lộ đều là vi xử lý 4 nhân và đặc biệt lại hỗ trợ đa luồng như anh lớn Core i7 và xung nhịp lên đến 4 GHz dù không hỗ trợ Turbo Boost như truyền thống xưa nay. Core i3-8350K thay cho Core i3-7350K, hiện là phiên bản cao cấp nhất ở dòng Core i3 với 4 nhân 8 luồng, xung nhịp ở 4 GHz và có đến 8 MB, gấp đôi. Nếu không tính đến Turbo Boost thì thông số của Core i3 thế hệ 8 này không khác gì các phiên bản Core i7 dòng K. Dĩ nhiên với những con số mát ruột như vậy thì Core i3-8350K có TDP cao hơn hẳn, 95 W trong khi phiên bản tiền nhiệm chỉ 60 W. Core i3-8300 có thông số tương tự Core i3-8350K, không hỗ trợ OC và TDP thấp hơn với 65 W.
Phiên bản phổ thấp nhất là Core i3-8100 và so với Core i3-7100 vốn được nhiều anh em ưa chuộng thì thông số của nó đủ khiến anh em chờ đợi với 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3,6 GHz và 6 MB bộ đệm, TDP 65 W.
Những thông số trên mình tổng hợp dựa trên những thông tin rò rỉ từ các nguồn đáng tin cậy, chưa phải là thông số chính thức từ Intel.
Ngoài ra chúng ta còn có bảng lộ trình ra mắt các thế hệ vi xử lý của Intel từ đây đến Q2 2018. Theo đó Coffee Lake-S sẽ ra mắt trong khoảng Q4 năm nay, những gì mà anh em đã thấy ở trên với các phiên bản vi xử lý 6 và 4 nhân, 95 và 65 W và . Chuyển sang đầu năm sau thì sẽ có thêm các phiên bản 2 nhân, 35 W và Intel sẽ giới thiệu các chipset Cannon Lake (300 series, kiểu như Z370, H370 …)Nhưng cũng trong Q4 này thì Intel sẽ ra mắt họ Gemini Lake, tức các vi xử lý SoC thuộc các dòng Celeron, Pentium tiêu thụ điện năng thấp dành cho máy tính, tablet giá rẻ. Dòng chip này sẽ thay thế cho Apollo Lake vốn đã xuất hiện trong năm nay nhưng không mấy phổ biến.
Các phiên bản SoC dành cho laptop thuộc Gemini Lake sẽ có TDP 6 W trong khi phiên bản dành cho desktop là 10 W, không thay đổi nhiều so với Apollo Lake. Ngoài ra, họ Gemini Lake sẽ có các phiên bản 2 nhân, 4 nhân, bộ đệm tăng gấp đôi thành 4 MB và tích hợp vi xử lý đồ họa Intel HD Graphics Gen9 với 18 EU hỗ trợ trình xuất HDMI 2.0 và DisplayPort 1.2. Ngoài ra các SoC này cũng tích hợp luôn cả mô-đem Wi-Fi và Bluetooth. Các SoC được sản xuất trên tiến trình 14 nm, kiến trúc Goldmont Plus 64-bit (cải tiến đôi chút so với Goldmont 64-bit của Apollo Lake).
TIN MỚI
-
iPhone 15 ra mắt ngày 12/9
-
Hướng dẫn cách khắc phục sự cố Wi-Fi trên Windows 11 cực nhanh chớp mắt
-
Cách chẩn đoán lỗi máy tính qua tiếng bíp và chớp đèn
-
Các dòng laptop của Dell
-
Cẩm Nang Bán Hàng Livestream 101: Đẩy Mạnh Kinh Doanh Online Với Sức Mạnh Của Live Stream
-
Cho MacBook "hít khói", đây là ý tưởng laptop mỏng nhất thế giới, không có bất kỳ cổng kết nối nào đang thu hút rất nhiều sự chú ý!
-
5 điểm cộng của mẫu ultrabook Asus viền siêu mỏng
-
Điểm tin 20/6: Đã có giá cước 4G, người dùng mạng 3G đón tin vui
-
iPhone 7 Plus có camera kép, pin dung lượng lên tới 3.500 mAh
-
Đánh giá chi tiết Samsung Galaxy S7: Khó có điểm yếu!